hotline:0934 666677 - 0936 384 075

HUKITECH

 > Hiệu chuẩn bình dung tích chuẩn

Hiệu chuẩn bình dung tích chuẩn

1. MỤC ĐÍCH Hướng dẫn nhân viên phòng hiệu chuẩn thực hiện đúng, chính xác quá trình hiệu chuẩn bình chuẩn thủy tinh , Nhân viên phòng QC nắm được để theo dõi
 1.                  NỘI DUNG THỰC HIỆN
6.1 Các phép hiệu chuẩn
PTN Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm tra và hiệu chuẩn ghi trong Bảng dưới đây:
TT
Tên phép hiệu chuẩn
Theo điều mục của Quy trình hiệu chuẩn
1.       
Hiệu chuẩn dung tích “đổ vào”
Mục 7.3.1 ĐLVN 311 : 2016
2.       
Hiệu chuẩn dung tích “đổ ra”
Mục 7.3.2 ĐLVN 311 : 2016
3.       
Dung tích của BCTT tại vạch dấu dung tích danh định
Mục 7.3.3 ĐLVN 311 : 2016
* ĐLVN 311 : 2016 do Ban kỹ thuật đo lường TC 8 “Đo các đại lượng chất lỏng” biên soạn, Viện Đo lường Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành.
 
6.2 Phương tiện hiệu chuẩn
PTN sử dụng các phương tiện dùng hiệu chuẩn ghi trong Bảng dưới đây
TT
Phương tiện hiệu chuẩn
Đặc trưng kỹ thuật đo lường
Áp dụng theo điều mục của QTTN
1.       
Bộ cân chuẩn
- Cấp 3 - Phạm vi đo phù hợp dung tích cần hiệu chuẩn
7.1 , 7.2 , 7.3
2.       
Quả cân chuẩn
- Cấp chính xác F2 - Khối lượng tương đương khối lượng dung tích cần hiệu chuẩn
7.1 , 7.2 , 7.3
3.       
Nhiệt kế
(0 ÷ 50) °C; d = 0,1 °C
6.4
4.       
Ẩm kế
(15 ¸ 90) %RH; d = 1 %RH
6.4
5.       
Nước cất
Nước loại 3 theo TCVN 4851 : 1989
7.1 , 7.2 , 7.3
6.       
Phương tiện phụ: bình cân, bình chứa, phễu…
 
7.1 , 7.2 , 7.3
 
6.3 Chuẩn công tác/ chuẩn thứ cấp
- Bộ cân chuẩn  Cấp 3 có Phạm vi đo phù hợp dung tích cần hiệu chuẩn.
- Quả cân chuẩn Cấp chính xác F2 có Khối lượng tương đương khối lượng dung tích cần hiệu chuẩn.
6.4 Điều kiện hiệu chuẩn
Khi tiến hành hiệu chuẩn, phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Nhiệt độ môi trường và nhiệt độ nước cất từ 15 oC ~30 oC
- Sự thay đổi của nhiệt độ của nước cất trong quá trình thực hiện một phép đo không được vượt quá 0,2 °C.
- Sự thay đổi của nhiệt độ môi trường không được vượt quá 1 °C trong 1 giờ và chênh lệch nhiệt độ của nước cất và môi trường không được vượt quá 2 °C.
- Nhiệt độ môi trường được xác định với độ chính xác đến 0,2 °C, nhiệt độ của nước cất được xác định với độ chính xác đến 0,1 °C.
6.5 Chuẩn bị hiệu chuẩn
Trước khi tiến hành hiệu chuẩn phải thực hiện công việc sau:
- BCTT và các phương tiện hiệu chuẩn phải được ổn định nhiệt độ không ít hơn 12 giờ trong khoảng (15 ÷ 30) °C;
 - Làm sạch mặt bên trong của BCTT. Nếu hiệu chuẩn dung tích "đổ vào", sau khi làm sạch phải làm khô BCTT cả trong và ngoài.
- Cân điện tử phải được sấy máy tối thiểu 30 phút hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất cân.
- Xác định tổ hợp các quả cân sao cho khối lượng danh định của chúng tương đương khối lượng chất lỏng cần cân.
Thí dụ: BCTT có dung tích danh định là 0,5 L thì lựa chọn tổ hợp quả cân có khối lượng danh định bằng 0,5 kg.
7. Tiến hành hiệu chuẩn
- Nếu nhà sản xuất không đưa ra sai số cho phép và điểm kiểm tra, thì lấy theo quy trình hiệu chuẩn ĐLVN 311 : 2016
7.1 Hiệu chuẩn dung tích “đổ vào”
- Đặt BCTT đã được làm khô lên bàn cân và đưa số chỉ của cân về “0”;
- Đặt thêm tổ hợp quả cân lên cân và đọc giá trị chỉ thị của cân Ir (g), sau đó bỏ tổ hợp quả cân ra khỏi cân và đưa số chỉ của cân về “0”;
 - Đặt BCTT lên mặt phẳng, nạp nước cất vào BCTT tới vạch dấu cần hiệu chuẩn;
6 Kiểm tra và loại trừ nước còn bám dính trên bề mặt ngoài và bên trong của BCTT (phía trên vạch dấu cần hiệu chuẩn);
- Đặt BCTT đã chứa nước lên cân và đọc giá trị chỉ thị của cân If (g);
- Đo nhiệt độ của nước cất tw (°C), nhiệt độ môi trường ta (°C), độ ẩm không khí j (%RH) và áp suất khí quyển P (hPa). Nhiệt độ của BCTT tf (°C) bằng nhiệt độ của nước cất;
 
7.2 Hiệu chuẩn dung tích “đổ ra”
- Đặt bình cân lên bàn cân và đưa số chỉ của cân về “0”;
 - Đặt thêm tổ hợp quả cân lên cân và đọc giá trị chỉ thị của cân Ir (g), sau đó bỏ tổ hợp quả cân ra khỏi cân và đưa số chỉ của cân về "0";
- Nạp nước cất vào BCTT tới vạch dấu cần hiệu chuẩn, đo nhiệt độ của BCTT tf (°C);
- Xả nước từ BCTT vào bình cân, chờ thời gian chảy nhỏ giọt, đọc giá trị chỉ thị của cân If (g);
- Đo nhiệt độ của nước cất tw (°C), nhiệt độ môi trường ta (°C), độ ẩm không khí j (%RH) và áp suất khí quyển P (hPa);
 * Phép đo kiểm tra dung tích được thực hiện tối thiểu 5 lần.
* Độ lặp lại của các phép đo không được vượt quá 1/2 giá trị độ lệch nêu tại bảng 1, phụ lục 2 quy trình ĐLVN 311 : 2016
7.3 Dung tích của BCTT tại vạch dấu dung tích danh định
Dung tích BCTT tại vạch dấu dung tích danh định quy về nhiệt độ tiêu chuẩn Vt0i (L) được xác định cho mỗi lần đo theo công thức:
Trong đó:
If: Số chỉ của cân khi cân toàn bộ nước,
 g; KCM : Hệ số cân;
rw : Khối lượng riêng của nước cất;
ra : Khối lượng riêng của không khí;
rS = 8 000 kg/m3; khối lượng riêng của quả cân chuẩn;
rA = 1,2 kg/m3; khối lượng riêng của không khí, phụ thuộc vào P, j, ta. Tuy nhiên, tỷ số rA/rS rất nhỏ, giá trị này thay đổi không đáng kể khi rA thay đổi theo điều kiện môi trường, do vậy, có thể bỏ qua sự thay đổi của rA khi các thông số môi trường biến thiên, rA được lấy bằng 1,2 kg/m3 để thuận tiện hơn trong tính toán;
g : hệ số giãn nở khối theo nhiệt độ của BCTT, °C-1 (tham khảo Phụ lục 3);
tf: nhiệt độ của BCTT, °C; t0 : nhiệt độ tiêu chuẩn, °C. Sau vài biến đổi toán học ta có:
Dung tích của BCTT quy về nhiệt độ tiêu chuẩn Vt0 (L) được xác định theo công thức:
Trong đó:
n: số lần thực hiện phép đo. Ở nhiệt độ khác nhiệt độ tiêu chuẩn, quy đổi dung tích của BCTT theo nhiệt độ xem trong phụ lục 4. 7.3.3.1 của quy trình ĐLVN 311 : 2016, Hệ số cân Hệ số cân tại lần đo thứ i KCMi được xác định theo công thức:
Trong đó:
mc : khối lượng quy ước của tổ hợp quả cân, lấy theo giấy chứng nhận, g;
Iri : số chỉ của cân khi cân tổ hợp quả cân tại lần đo thứ i, g. Hệ số cân KCM được xác định theo công thức:
Trong đó:
 n: Số lần thực hiện phép đo. 7.3.3.2 Khối lượng riêng của nước cất Khối lượng riêng của nước cất rw (kg/m3) được xác định theo công thức:

 
Trong đó:
 a0 = 9,9985308×102 kg/m3;
 a1 = 6,326930×10-2 (°C)-1×kg/m3;
 a2 = -8,523829×10-3 (°C)-2×kg/m3;
 a3 = 6,943248×10-5 (°C)-3×kg/m3;
 a4 = -3,821216×10-7 (°C)-4×kg/m3.
-Khối lượng riêng của không khí
Khối lượng riêng của không khí ra (kg/m3) được xác định theo công thức.
Trong đó:
 P : áp suất khí quyển, hPa;
j : độ ẩm tương đối, %RH;
ta : nhiệt độ không khí, °C;
k1 = 0,34844 (kg/m3)×(°C/hPa);
k2 = -0,00252 (kg/m3);
k3 = 0,020582 (kg/m3)×°C.
- Yêu cầu về độ lệch dung tích của BCTT
Độ lệch giữa dung tích BCTT quy về nhiệt độ tiêu chuẩn với dung tích danh định, D (L) được tính theo công thức:
 
Trong đó: Vn: Dung tích danh định của BCTT. Độ lệch D không được vượt quá giá trị yêu cầu trong bảng 1, Phụ lục 2 quy trình ĐLVN 311 : 2016.

8. Xử lý kết quả hiệu chuẩn
- Nhập kết quả các phép hiệu chuẩn vào biên bản hiệu chuẩn mẫu BM -HCBC-01 bằng tay theo đúng quan trắc gốc khi thực hiện ở hiện trường, hoặc nhập trực tiếp lên biểu mẫu khi thực hiện tại PTN.
- Tính toán sai số cho phép theo công bố của nhà sản xuất (manual kèm theo máy) hoặc theo quy trình hiệu chuẩn ĐLVN 311 : 2016.
- Tính toán độ không đảm bảo đo :
Yếu tố ảnh hưởng
Phân bố
Kiểu
ĐKĐB đo chuẩn
ĐKĐB Đo loại A
Chuẩn
A
UA (L)
ĐKĐB Đo do chỉ số của cân khi cân nước
Chuẩn
B
U I f (g)
ĐKĐB đo của hệ số cân
Chữ nhật
B
U KCM (g)
 
ĐKĐB đo do khối lượng riêng của nước
Chữ nhật
B
Ur (kg/m3)
 
ĐKĐB đo do khối lượng riêng của không khí
Chữ nhật
B
Ur (kg/m3)
 
ĐKĐB Đo do hệ số giãn nở theo nhiệt độ
Chữ nhật
B
Ug (°C-1)
 
ĐKĐB đo do nhiệt độ
Chữ nhật
B
Ut f (°C)
 
ĐKĐB đo do sai số đọc
Chuẩn
A
Uread (L)
 
 
8.1Độ không đảm bảo đo loại A, UA
           ĐKĐBĐ loại A uA (L) được xác định theo công thức:
Trong đó:
Vt0i: Dung tích của BCTT tại lần đo thứ i, L;
Vt0: Giá trị trung bình của các Vt0i, L;
n: Số lần thực hiện phép đo.
c A
= 1 Hệ số nhạy
8.2 ĐKĐBĐ do số chỉ của cân khi cân nước, U I f
            ĐKĐBĐ do số chỉ của cân khi cân nước U I f (g) được xác định theo công thức:
Trong đó: Uba: ĐKĐBĐ mở rộng của cân từ giấy chứng nhận hiệu chuẩn, g; Hệ số nhạy:
 
8.3 ĐKĐBĐ của hệ số cân, U KCM.
 
Trong đó:
Umi : ĐKĐBĐ mở rộng của quả cân thứ i từ giấy chứng nhận hiệu chuẩn, g. Hệ số nhạy:
8.4ĐKĐBĐ do khối lượng riêng của nước, Uwr
Uwr (kg/m3) được xác định theo công thức:
 
Trong đó:
Utw : ĐKĐBĐ khi xác định nhiệt độ nước cất, °C; Umethod : ĐKĐBĐ của phương pháp, Umethod = 10-6·rw. Hệ số nhạy:
8.5ĐKĐBĐ do khối lượng riêng của không khí, Uar
Trong đó: UP: ĐKĐBĐ khi xác định áp suất khí quyển, hPa;
uj: ĐKĐBĐ khi xác định độ ẩm không khí, %RH;
u ta : ĐKĐBĐ khi xác định nhiệt độ môi trường,
°C.
Umethod : ĐKĐBĐ của phương pháp, Umethod = 10-4·ra. Hệ số nhạy:
8.6ĐKĐBĐ do hệ số giãn nở khối theo nhiệt độ của BCTT, Ug
Hệ số nhạy:
 
8.7ĐKĐBĐ do nhiệt độ của BCTT, Ut f
ĐKĐBĐ do nhiệt độ của BCTT
ut f (
°C) được lấy tương đương với ĐKĐBĐ của phép xác định nhiệt độ nước cất
u t w . Hệ số nhạy:
 
8.8 ĐKĐBĐ do sai số đọc, Uread
 
Trong đó: aread: khả năng phân biệt của thiết bị đọc. (Khả năng phân biệt của mắt người, aread = 1 mm); V1mm: thể tích chứa của 1 mm cổ BCTT tại nơi khắc vạch, L.
Hệ số nhạy : Cread = 1
 
8.9 ĐKĐB đo kết hợp (Uc)
 
8.10 ĐKĐB đo mở rộng (U)
U=k.Uc
ĐKĐB đo mở rộng được tính từ ĐKĐB đo chuẩn nhân với hệ số phủ k=2, phân bố chuẩn tương ứng xấp xỉ 95% độ tin cậy. Độ không đảm bảo đo chuẩn được xác định theo tài liệu của ĐLVN 311 : 2016 .
-Báo cáo hiệu chuẩn được tải lên trang chủ caltek.com.vn theo từng account khách hàng dưới dạng file PDF không chỉnh sửa sau khi đã xử lý kết quả. Chỉ có Lãnh đạo, QLKT, QLCL mới có tài khoản Admin để truy cập và thay đổi.