1. NỘI DUNG THỰC HIỆN
6.1 Các phép hiệu chuẩn
Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm tra và hiệu chuẩn ghi trong Bảng dưới đây:
TT
|
Tên phép hiệu chuẩn
|
Theo điều mục của Quy trình hiệu chuẩn
|
1.
|
Kiểm tra điểm Zero
|
Mục 4.1 quy trình NAVAIR 17–20MD–85
|
2.
|
Kiểm tra đo kích thước ngoài
|
Mục 4.2 quy trình NAVAIR 17–20MD–85
|
3.
|
Kiểm tra đo kích thước trong
|
Mục 4.3 quy trình NAVAIR 17–20MD–85
|
4.
|
Kiểm tra đo chiều sâu
|
Mục 4.5 quy trình NAVAIR 17–20MD–85
|
* Quy trình Navair được tổ chức khoa học đo lường hàng đầu thế giới tại Canada do công ty Navair phát hành.
6.2 Phương tiện hiệu chuẩn
PTN Phải sử dụng các phương tiện dùng để hiệu chuẩn ghi trong Bảng dưới đây
TT
|
Phương tiện hiệu chuẩn
|
Đặc trưng kỹ thuật đo lường
|
Áp dụng theo điều mục của QTTN
|
1.
|
Căn mẫu chuẩn (Gauge block)
|
2.5mm đến 100 mm, grade 2 trở xuống hoặc tương đương
|
7.2, 7.3, 7.4
|
2.
|
Bàn đá
|
N/A
|
7.1, 7.2, 7.3, 7.4
|
6.3 Chuẩn công tác/ chuẩn thứ cấp
- Căn mẫu chuẩn có cấp chính xác grade 2 trở xuống.
6.4 Điều kiện hiệu chuẩn
- Phòng thí nghiệm phải có các điều kiện sau : Nhiệt độ (20 ± 2)oC Độ ẩm : 40% ~70%
- Khu vực làm việc phải sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ không được thay đổi quá 2oC mỗi giờ.
6.5 Chuẩn bị hiệu chuẩn
- Đảm bảo thiết bị hiệu chuẩn phải được vệ sinh sạch sẽ, điều kiện môi trường của PTN ổn định.
- Nếu nhà sản xuất không đưa ra sai số cho phép và điểm kiểm tra, thì lấy theo quy trình.
- Nếu thiết bị đo 300mm hoặc nhỏ hơn, áp dụng theo danh mục hiệu chuẩn 7 bên dưới.
- Nếu thiết bị đo lớn hơn 300mm thì thêm vào các điểm kiểm tra tại nửa thang đo và toàn thang.
7. Tiến hành hiệu chuẩn
7.1 Kiểm tra điểm Zero
- Trượt các hàm khít lại với nhau, cố định ốc.
- Nhấn Zero và xem giá trị hiển thị nằm trong khoảng ± 0.01mm
- Nới lỏng ốc và kéo hàm ra khoảng giữa thang đo
- Trượt hàm khít lại và cố định
- Nhấn Zero và xem giá trị hiển thị nằm trong khoảng ± 0.01mm
- Ghi nhận giá trị 2 lần theo biểu mẫu BM -HCTK-01.
Giá trị chuẩn
(mm)
|
Dung sai cho phép
|
Cận Dưới
(mm)
|
Cận trên
(mm)
|
0.00
|
-0.01
|
0.01
|
0.00
|
-0.01
|
0.01
|
Bảng 1
7.2 Kiểm tra đo kích thước ngoài
Lưu ý: Đeo gang tay cotton để ngăn nhiệt độ cơ thể truyền qua miếng căn mẫu chuẩn, và bảo vệ bề mặt của căn mẫu.
Hình 1
- Nới lỏng ốc kéo các Hàm ra rồi trượt khít lại với nhau, cài đặt zero.
- Sử dụng Hàm đo kích thước ngoài của thước kẹp, thực hiện phép đo với căn mẫu giá trị theo 25% , 50%, 75%, 100% thang đo, dùng Hàm kẹp lên căn mẫu chuẩn.
Giá trị chuẩn
|
Cận dưới (mm)
|
Cận trên (mm)
|
25% toàn thang
|
-0.03
|
+0.03
|
50% toàn thang
|
-0.03
|
+0.03
|
75% toàn thang
|
-0.03
|
+0.03
|
100% toàn thang
|
-0.03
|
+0.03
|
Bảng 2
- Nếu thước kẹp có kích thước quá 300mm thì dùng các căn mẫu ghép lại để thực hiện phép đo.
- Ghi nhận giá trị theo biểu mẫu BM -HCTK-01 tại các điểm đo.
7.3 Kiểm tra đo kích thước trong
- Cài đặt thiết bị chế độ đo kích thước trong, trượt hàm khít lại và cài đặt zero.
- Cài đặt căn mẫu chuẩn như bên dưới, theo các điểm 25%, 50%, 75%, 100% thang đo như hình 2, tiến hành phép đo.
Hình 2
- Nếu thước kẹp có kích thước quá 300mm thì dùng các căn mẫu ghép lại để thực hiện phép đo.
- Ghi nhận giá trị theo biểu mẫu BM -HCTK-01, giá trị nằm trong dung sai cho phép.
Giá trị chuẩn
|
Cận dưới (mm)
|
Cận trên (mm)
|
25% toàn thang
|
-0.03
|
+0.03
|
50% toàn thang
|
-0.03
|
+0.03
|
75% toàn thang
|
-0.03
|
+0.03
|
100% toàn thang
|
-0.03
|
+0.03
|
7.4 Kiểm tra đo chiều sâu
- Một số thước kẹp không có que đo chiều sâu thì bỏ hạng mục này.
- Cài đặt thước kẹp chức năng đo chiều sâu. Cài đặt Zero cho hiển thị.
- Chọn căn mẫu chuẩn có giá trị 25% toàn thang của thước kẹp, tiến hành phép đo
- Ghi nhận giá trị theo biểu mẫu BM -HCTK-01.
Hình 3
Giá trị chuẩn
|
Cận dưới (mm)
|
Cận trên (mm)
|
25% toàn thang
|
-0.03
|
+0.03
|
8. Xử lý kết quả hiệu chuẩn
- Nhập kết quả các phép hiệu chuẩn vào biên bản hiệu chuẩn theo biểu mẫu BM -HCTK-01 bằng tay theo đúng quan trắc gốc khi thực hiện ở hiện trường, hoặc nhập trực tiếp lên biểu mẫu khi thực hiện tại PTN.
- Tính toán sai số cho phép theo công bố của nhà sản xuất( Maual đi kèm thước kẹp) hoặc theo Section 4 quy trình hiệu chuẩn NAVAIR 17–20MD–85.
- Tính toán độ không đảm bảo đo :
Yếu tố ảnh hưởng
|
Phân bố
|
Kiểu
|
ĐKĐB
đo chuẩn
|
Độ tản mạn của số liệu quan trắc (độ lặp lại)
|
Chuẩn
|
A
|
U(Rx)=U1
|
ĐKĐB Đo của chuẩn
|
Chuẩn
|
B
|
U(Rs)=U2
|
Độ phân giải, khả năng đọc
|
Chữ nhật
|
B
|
U(δRix)=U3
|
Hệ số nhiệt của chuẩn
|
Chữ nhật
|
B
|
U(δRtc)=U4
|
Độ ổn định của chuẩn
|
Chữ nhật
|
B
|
U(Rd)=U5
|
8.1 ĐKĐB đo do tản mạn số liệu quan trắc (U1)
- Độ lệch chuẩn S =
Trong đó Rk : Giá trị đo lần thứ k
Rtb= : Giá trị trung bình của n lần đo
ĐKĐB đo U1=
Ghi chú : trong quy trình này n=5 lần đo.
8.2 ĐKĐB đo của chuẩn (U2)
Dựa vào giấy chứng nhận hiệu chuẩn, ĐKĐB đo mở rộng của chuẩn là Ucal
U2 =
K: hệ số bao phủ
8.3 ĐKĐB đo do độ phân giải (U3)
U3 =
δRix : Độ phân giải của thiết bị
8.4 ĐKĐB đo do độ ổn định của chuẩn (U4)
U3 =
độ ổn định của chuẩn
8.5 ĐKĐB đo do nhiệt độ môi trường (U5)
U5 =
giá trị tuyệt đối của hiệu nhiệt độ môi trường lúc hiệu chuẩn caliper và nhiệt độ khi hiệu chuẩn thiết bị chuẩn. ( công bố trong giấy chứng nhận hiệu chuẩn của thiết bị chuẩn).
8.6 ĐKĐB đo kết hợp (Uc)
8.7 ĐKĐB đo mở rộng (U)
U=k.Uc
ĐKĐB đo mở rộng được tính từ ĐKĐB đo chuẩn nhân với hệ số phủ k=2, phân bố chuẩn tương ứng với 95% độ tin cậy. Độ không đảm bảo đo chuẩn được xác định theo tài liệu của tổ chức hợp tác công nhận châu âu EA-4/02.
-Báo cáo hiệu chuẩn được tải lên trang chủ caltek.com.vn theo từng account khách hàng dưới dạng file PDF không chỉnh sửa sau khi đã xử lý kết quả. Chỉ có Lãnh đạo, QLKT, QLCL mới có tài khoản Admin để truy cập và thay đổi.